10 Cột mốc tạo nên thành công của Google

Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 15 của Google, Haiwin điểm qua mười sự kiện quan trọng trong lịch sử của gã khổng lồ tìm kiếm này.

1. Google ra đời

Dĩ nhiên chúng ta không thể bắt đầu mà không nhắc đến một sự kiện có lẽ là quan trọng nhất trong lịch sử của Google: ngày gã khổng lồ tìm kiếm chính thức thành lập. Trở lại thời điểm năm 1997-1998, hai nhà đồng sáng lập Larry Page và Sergey Brin bắt đầu quá trình kết hợp công ty trong một nhà để xe ở Menlo Park, California. Vài ngày sau, họ đăng ký cho tên miền Google.com của mình. Giá trị cốt lõi của Google (một cách chơi chữ của từ “googol”) là cho mọi người thấy việc sắp xếp lại lượng thông tin khổng lồ trên Internet một cách khoa học để giúp cho người dùng tìm được câu trả lời nhanh và chính xác nhất.

2. Nổi tiếng nhờ Yahoo

Cho tới năm 2000, Google vẫn là cái tên chưa được biết tới trong ngành công nghiệp tìm kiếm. Đứng đầu lúc đó là Yahoo, một trong những công cụ tìm kiếm lâu đời nhất. Và chính Yahoo đã đưa Google lên một tầm cao mới – hãng đã quay lưng với Inktomi và quyết định hỗ trợ kết quả tìm kiếm của mình thông qua dịch vụ của Brin và Page.

Tuy nhiên hai công ty cuối cùng cũng xảy ra các tranh chấp, trong đó có các tranh chấp liên quan tới vấn đề bằng sáng chế công nghệ. Năm 2004, Google đã giải quyết một vụ việc liên quan tới bằng sáng chế của công ty con Overture Services bằng cách chia cho Yahoo 2,7 triệu cổ phiếu loại A của mình. Kết quả này đã dẫn tới sự ra đời của Google AdWords.

3. Kiếm tiền từ quảng cáo

Năm 2000, Google đã cho ra mắt sản phẩm AdWords của mình, bắt đầu với 350 khách hàng. Ý tưởng là thay vì phải làm việc với nhà xuất bản để quản lý công việc quảng cáo trực tuyến của mình, các công ty có thể tự làm điều đó, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn. Và để các quảng cáo hấp dẫn hơn, AdWords đã được định hướng với một cách tiếp cận hoàn toàn mới. Theo đó, quảng cáo sẽ hiện ra với truy vấn tìm kiếm tương ứng, chứ không dựa trên sự lựa chọn ngẫu nhiên.

Thêm vào đó, Google đã tìm cách tăng doanh thu bằng việc sử dụng phương pháp đấu giá, theo đó nếu trả giá càng cao thì vị trí đặt quảng cáo càng “đắc địa”. Ý tưởng này đã tạo ra một ngành công nghiệp mới và Yahoo và Microsoft nhanh chóng cũng chạy theo xu thế này. Chắc chắn điều này đã mang tới một sự thay đổi quan trọng đối với Google: năm 2012, tổng doanh thu quảng cáo của hãng đã đạt mức 42,5 tỷ USD.

4. Bắt tay với Yahoo

Không bằng lòng với sự thống trị của Google trong ngành công nghiệp tìm kiếm, Yahoo và Microsoft đã bắt tay nhau vào năm 2010. để tạo thành một liên minh mới. Theo đó, thuật toán và nền tảng tìm kiếm trả tiền của Yahoo sẽ được hỗ trợ bởi Microsoft, đồng thời Yahoo sẽ trở thành nhà phân phối quảng cáo độc quyền cho các khách hàng trên toàn thế giới của cả hai công ty. Sự hợp tác này quan trọng tới mức nó cần có sự chấp thuận của cả Mỹ và Châu Âu.

Sau đó Yahoo đã mở rộng được quan hệ với đối tác của mình trong thời gian 12 tháng tính từ ngày 1/4/2012. Tuy nhiên, khi Marissa Mayer lên nắm quyền điều hành Yahoo, bà đã nói rằng thỏa thuận này đã không mang tới mức tăng thị phần hay doanh thu như đã định.

Quan hệ đối tác Microsoft-Yahoo từ đó chính thức đoạn tuyệt khi Yahoo quyết định ngả theo Google và ký một bản hợp đồng “quảng cáo toàn cầu, theo ngữ cảnh không độc quyền” với Google vào đầu năm nay.

5. Google và các vụ kiện

Trong quãng thời gian 15 năm kể từ khi ra đời, Google luôn phải bảo vệ bản thân trước những đe dọa đến từ các công ty cho rằng gã khổng lồ tìm kiếm này đã có những hành vi trái pháp luật.

Vào tháng 3/2006, công ty tư vấn KinderStart đã đệ đơn khởi kiện chống lại Google. Theo đơn kiện trên, KinderStart cho rằng mình là nạn nhân của một sai sót “chết người” do công cụ xếp hạng website của Google gây ra. Công ty này cho biết đã bị thiệt hại nặng vì chỉ số xếp hạng đã bị Google đánh tụt thê thảm.

KinderStart cho rằng Google đã vi phạm luật sửa đổi lần hai của hiến pháp Mỹ và đạo luật Sherman chống độc quyền. Tuy nhiên cuối cùng người thắng kiện vẫn là Google.

Nhiều công ty khác cũng đã cáo buộc Google thao túng các bảng xếp hạng. Vụ việc Jeremy Stoppelman – CEO của Yelp, trong cuộc họp chống độc quyền của thượng viện Mỹ vào tháng 9/2011 đã nói ra một thực tế rằng các công ty cần phải giữ quan hệ tốt với Google nếu muốn yên ổn phát triển: “Google đã gây sức ép lên các trang web buộc họ phải cung cấp nội dung miễn phí để tăng lợi cho những sản phẩm cạnh tranh của Google – ông nói – “Sau đó Google lại dành cho những sản phẩm của mình các ưu đãi đặc biệt”.

6. Knowledge Graph

Trong thời buổi của các nền tảng và dữ liệu khổng lồ, tất cả các công ty lớn đều cần một công cụ thống kê như Social Graph của Facebook, Event Graph của Eventbrite hay Economic Graph của LinkedIn. Còn Google cũng có Knowledge Graph.

Lấy thông tin từ CIA World Factbook, Freebase, Wikipedia, ứng dụng Knowledge Graph của Google hoạt động giống như Ask Jeeves và Wolfram Alpha. Một vài chuyên gia cho rằng nền tảng này sẽ giúp Google tiến gần hơn tới việc trở thành một trang web “có ngữ nghĩa”, nghĩa là một công cụ tìm kiếm đủ thông minh để giải mã các truy vấn phức tạp thay vì chỉ hiểu theo nghĩa đen của những cụm từ được gõ lên màn hình.

Người ta dự tính Knowledge Graph có chứa hơn 570 triệu điểm dữ liệu của những thông tin được tìm kiếm nhiều nhất về con người, địa danh, tất cả mọi điều trên Internet cùng với 18 tỷ tham khảo chéo. Google đã tích hợp cơ sở dữ liệu này vào nhiều dịch vụ của mình, bao gồm cả Google Now.

7. Tìm kiếm hình ảnh

Đã có thời, cách duy nhất để tìm kiếm một thứ gì đó trên Internet là phải miêu tả nó bằng từ ngữ. Nhưng nếu như bạn có một bức ảnh và muốn tìm thêm thông tin về nó hoặc tìm những bức ảnh tương tự thì sao? Vào năm 2011, Google đã cho ra mắt ứng dụng Image Search của mình, nơi người dùng có thể sử dụng một bức ảnh chụp như là một cách truy vấn.

8. Giúp người dùng kiếm tiền từ trang web của mình

Năm 2003, Google đã khởi động một chương trình mới có tên AdSense, cho phép đưa quảng cáo của họ ra khỏi một hệ thống khép kín và mở rộng nó tới một trang web khác. Bất kỳ ai cũng có thể cài đặt những quảng cáo đó vào website của mình để kiếm tiền, thay vì phụ thuộc vào những tấm hình quảng cáo mà có lẽ không ai thèm đếm xỉa.

Google là công ty chịu trách nhiệm quản lý, duy trì và thương lượng với tất cả các công ty quảng cáo và cho các nhà quảng cáo một cơ hội mới để thông điệp của mình thu hút những khách hàng trên các trang web chất lượng cao. Hãy tưởng tượng trong quá trình tìm kiếm một bức ảnh, bạn vào một trang web, và nhìn thấy một quảng cáo cho camera Canon hay cho một khóa học nhiếp ảnh – đó là những gì Google đã làm.

Năm 2012, AdSense đã thu về 2,88 tỷ USD (27% tổng doanh thu của Google).

9. Vấn đề độc quyền

Sẽ quá ngạc nhiên khi biết rằng thế độc quyền trên thị trường tìm kiếm của Google đã khiến cho chính phủ Mỹ gần như tới mức phải kiện Google. Năm 2013, hãng đã tránh được một vụ như vậy nhờ vào thỏa thuận với ủy ban thương mại liên bang. Thỏa thuận này đã kết thúc một cuộc điều tra kéo dài hai năm về hoạt động tìm kiếm của Google.

Các đối thủ cạnh tranh như Microsoft và Yelp đã kiến nghị chính phủ tiến tới một vụ kiện Google về tội độc quyền. Nhưng nhờ vào thỏa thuận đó, Google đã thoát được vấn đề tương tự như những gì Microsoft đã từng phải đối mặt trong thập niên 90.

Tuy nhiên Google không thể miễn nhiễm với tất cả các cuộc điều tra chống độc quyền. Tháng 11/2010, họ đã phải đối mặt với một cuộc điều tra ở liên minh châu âu (EU), được tiến hành bởi ủy ban châu âu. Phó chủ tịch EU ông Joaquin Almunia đã gửi một tối hậu thư tới chủ tịch của Google – Eric Schmidt yêu giải trình về bốn lĩnh vực mà EU cảm thấy hãng đã lạm dụng vị thế của mình. Mặc dù chủ tịch Schmidt đã trả lời các thông cáo nhưng vấn đề này vẫn không được giải quyết, bất chấp việc Google đã đưa ra một lời đề nghị thử giải quyết vấn đề.

Theo trang web comScore, thị phần tìm kiếm của Google là 67% vào tháng 7/2013, một mức tăng 0.3%. Đối thủ cạnh tranh xếp thứ hai là Microsoft Bing, chiếm 17.9% thị phần.

10. Tìm kiếm di động

Dựa vào tất cả những công cụ, sản phẩm, thiết bị và dịch vụ của Google mới được ra mắt, chúng ta có thể thấy một điều khá rõ ràng: tất cả các dữ liệu đang được Google tiêu thụ và cung cấp đều được đưa vào công cụ tìm kiếm khổng lồ của hãng nhằm làm nó tốt hơn và tăng cường khả năng đưa ra câu trả lời theo ngữ cảnh.

Mười dấu ấn quan trọng trong hành trình 15 năm của Google

Google là một trong những công ty đầu tiên đưa công cụ tìm kiếm vào thiết bị di động – họ có ứng dụng trên cả iOS lẫn Android. Người dùng cũng có thể sử dụng Google Now trên thiết bị Android của mình thông qua ứng dụng Chrome.

Tháng Tám vừa qua, công ty eMarketer đã ước tính rằng Google đã tạo ra một phần năm doanh thu quảng cáo của Mỹ chỉ bằng các công cụ tìm kiếm trên di động. Tóm lại, tìm kiếm di động là một phương án có lợi cho tất cả mọi người: cho người tiêu dùng, nhà quảng cáo và Google.

Công cụ tìm kiếm Google đã phát triển từ việc chỉ đơn giản hiển thị ra văn bản cho tới giống với một nền tảng được hỗ trợ bởi Knowledge Graph và các ứng dụng như Gmail, YouTube, Google+, Docs, hay thậm chí cả Maps. Tuy nhiên, để làm được điều đó, Google cũng cần phải cân bằng sứ mệnh thu thập dữ liệu với phương châm “không làm việc xấu”.

Google đã phát hành các công cụ, trình duyệt plug-in và các thiết lập thiết kế để tránh dịch vụ của mình theo dõi dữ liệu người sử dụng, nhưng người tiêu dùng vẫn còn rất thận trọng với những gì hãng đá tuyên bố. Google đang cố gắng để cho người dùng thấy rằng hãng đang cố gắng để làm cho tất cả các truy vấn tìm kiếm an toàn, tất nhiên, ngoại trừ các cú nhấp chuột vào quảng cáo.

VnReview

Liên hệ

287 Phan Văn Hớn, P. Tân Thới Nhất
Q. 12, Tp. HCM

Vui lòng nhập Tên
Vui lòng nhập Email
Vui lòng nhập Điện thoại
Vui lòng nhập Nội dung
Loading